Địa hạt Tuyên Chính Viện (nhà Nguyên)
Địa hạt Tuyên Chính Viện (nhà Nguyên)

Địa hạt Tuyên Chính Viện (nhà Nguyên)

Địa hạt Tuyên Chính Viện (tiếng Trung: 宣政院轄地; bính âm: Xuānzhèngyuàn xiádì) là tên gọi của Tây Tạng trong thời kỳ thuộc Nguyên từ năm 1270 đến năm 1354, cũng được gọi là thời kỳ Sakya hoặc triều đại Sakya theo tên của tông phái Sakya. Địa hạt trong thời kỳ này được điều hành bởi các Lama phái Sakya dưới sự bảo hộ của triều đình nhà Nguyên tại Trung Hoa, một nhánh của Đế quốc Mông Cổ. Sự cai trị của người Mông Cổ tại Tây Tạng trên thực tế đã bắt đầu vào năm 1244 sau khi Sakya Pandita được trao quyền điều hành đất Tạng, hệ quả của cuộc xâm lược Tạng lần 1 của Mông Cổ vào năm 1240.Các vấn đề hành chính và quân sự của địa hạt Tuyên Chính Viện được điều hành từ Tuyên Chính Viện tại Bắc Kinh, một cơ quan hành chính hạng nhất, tách biệt với các tỉnh Trung Hoa vốn thuộc nhà Tống. Người Tạng tự quyết về các vấn đề chính trị và tôn giáo, còn người Mông Cổ quản lý cơ cấu hành chính và quân sự [1]. Đây có thể xem như một "Nhị đầu chế" tại đất Tạng, với cán cân quyền lực nghiêng về phía người Mông Cổ. Một trong những nhiệm vụ chính của Tuyên Chính Viện là chọn ra Pönchen (người điều hành) cho Địa hạt, thường các Lama sẽ lựa chọn các ứng viên trước khi Hoàng đế nhà Nguyên xét duyệt [2].

Địa hạt Tuyên Chính Viện (nhà Nguyên)

Hiện nay là một phần của  Trung Quốc
 Ấn Độ
Chính phủ Phân khu hành chính
nhà Nguyên
Tôn giáo chính Tông phái Sakya
• Giải thể 1354
• Thành lập 1270
Lịch sử